Cây chuối hột: Tổng hợp 10 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả
Cây chuối hột cũng như rất nhiều những loại chuối khác hiện nay, chuối hột có quả to hơn rất nhiều so với các loại chuối khác, điểm đặc biệt của chuối hột chính là bên trong quả có chứa rất nhiều hạt nên vì vậy mới được đặt tên là chuối hột.
cây chuối hột còn được xem là một vi thuốc nam rất tốt, thường được sử dụng để ngâm rượu, sắc thuốc uống hoặc chế biến một vài món ăn, ngoài ra chuối hột còn thường được sử dụng làm thuốc chữa một số các loại bệnh thường gặp như: hắc lào, ho ra máu, băng huyết, tắc tia sữa ở phụ nữ sau sinh, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp và những bệnh khác.
Để có thể tìm hiểu kỹ hơn và sâu hơn về những tác dụng của cây chuối hột hãy cùng nongnghiepvn tìm hiểu sâu hơn về tác dụng của chuốt hột.

1.Chuối hột là chuối gì?
Chuối hột là loại cây có chiều cao từ 3-10m, cây có bộ lá khá lớn, phát triển nhanh, cây cho ra buồng dài, nhiều nải, những quả lớn. Trong quả chuối hột thường có nhiều hạt nhỏ. Lá cây khá lớn thường được nhiều bà con dùng làm gói bánh.
Thân cây phát triển khá nhanh, thân cây thường được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi khá hiệu quả, hiện nay cây chuối hột thường mọc hoang ở nhiều địa phương.
Tên gọi khác: Chuối chát
Tên khoa học: Musa balbisiana Colla
Tên dược: Frutus, Caulis, Rhizoma Musa Balbisiana
Họ: Chuối (danh pháp khoa học: Musaceae)
Cây chuối hột thường được phân bố rộng rải ở khắp các nước vùng Đông Nam Á, ở lào, camphuchia, Việt Nam là những vùng tìm thấy nhiều cây chuối hột nhất.
Bộ phận dùng
Cây chuối hột có thể sử dụng các bộ phân như: quả, thân, hạt, củ đều được dùng làm thuốc
Thu hái- chế biến
Cây chuối hột mọc và phát triển quanh năm nên thu hoạch quanh năm, sau khi thu hoạch có thể dùng tươi hoặc sao vàng đẻ dùng dần
Bảo quản
Nên bảo quan chuối hột ở nơi khô ráo
Thành phần hóa học
Trong chuối hột có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau và những công dụng cũng khác nhau, các thành phần hóa học được tìm thấy ở những năm khác nhau theo những nhà khoa học khác nhau trên thế giới.
cyaniding, delphinidin, anthocyanin, enzyme polyphenol oxidase, saponin, tannin, tinh dầu, phytosterol,…
Tác dụng dược lý của cây chuối hột
trong chuối hột có chứa các hợp chất quan trọng về mặt sinh lý là serotinin và nore-pinephrin, đây được xem là 2 hoạt chất quan trọng được ứng dụng trong y học, giúp chữa các bệnh như đau tạng phủ, táo bón, loét ống tiêu hóa.
Vị thuốc chuối hột
Tính vị
Ngọt, chát, bình
Quy kinh
Tỳ, phế, can
2.Tác dụng của chuối hột
Chuối hột có thể giải rất nhiều các loại độc tố khác nhau như lương huyết, thoát nhiệt, giải phiền phát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng, sát trùng hiệu quả.
Chủ trị: sỏi đường tiết niệu, bỏng da, bệnh đường ruột, đái tháo đường, tâm nhiệt, cảm nắng, sốt cao, hắc lào…
Công dụng và phối hợp
Hiện nay ta thường thấy cây chuối hột ở trong những khu vườn lớn, thường được trồng để lấy lá gói bánh và lấy quả để làm thuốc.
Quả chuối hột xanh dùng ăn chấm nước mắm và mắm tôm
Bắp chuối dùng ăn gỏi
Quả chuối chín dùng ăn như các loại chuối khác giúp điều trị bệnh đường ruột
Chuối hột xanh sử dụng trị sỏi đường tiết niệu
2.1.Củ chuối hột dùng trị bỏng lửa
Thân cây chuối hột chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng, nước trong thân chuối hột dùng trị trái đường hiệu quả.
Liều dùng
Không có liều lượng cố định, vì dược liệu không có độc tính nên có thể dùng với liều lượng lớn.

3.10 Bài thuốc chữa bệnh từ cây chuối hột
3.1.Chuối hột chữa bệnh sỏi thận
Dùng quả chuối hột thái mỏng khoảng 7-8 quả, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi mới đem sắc lấy nước uống, uống 3-4 bát/ ngày, nên uống vào lúc no, có thể cho vào nước ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống từ 3-4 lần.
Sau mỗi lần sắc như vậy ta cần thay đi và lấy những quả khác và thay thế nhé, không nên sử dụng nhiều lần nhé. Uống từ 1-2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi rồi. Còn những người bị bệnh đau dạ dày thì không nên uống nước quá đặc, nên pha loãng và uống nhiều lần trong ngày.
3.2.Chuối hột chữa ung xỉ, xỉ máu, xỉ mủ
Ta có thể dùng vỏ chuối hột, da trăn, cam thảo cam, ba vị đốt thanh than tốn tính, ít phèn xanh phi, tán ra thành bột, hòa với dầu dừa, dùng để súc miệng, thoa vào chân răng, ngày có thể bôi thành nhiều lần khác nhau cho tới khi thấy bệnh thuyên giảm
3.3.Chuối hột chữa tâm nhiệt phát cuồng
Ta dùng thân cây chuối hột, nhét giun đất vào trong, nước kỹ rồi vắt lấy nước trong thân cây chuối để uống.
3.4.Chuối hột chữa đái đường
Lựa chọn những cây chuối hột nào chuẩn bị mọc bắp thì đem chặt ngang gốc để chung 2 tấc, lấy dao sắc khoét lỗ bằng cái tô, để qua đêm, sáng ngày ra lấy chén nước múc uống nước, làm liên tục trong khoảng 1 tuần là thấy bệnh thuyên giảm.
Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi bàng quang: đem hạt chuối hột rang giòn, giã nát, sắc lấy nước uống. Uống liên tục trong nhiều ngày cho tới khi những viên sỏi rã hết thành những viên sỏi nhỏ, có thể đi khám để xem kết quả tốt nhất
3.5.Chuối hột trị táo bón ở trẻ em
Chuẩn bị: 1-2 quả chuối chín
Đem vùi trong bếp lửa cho tới khi vỏ chuyển sang màu đen là được, đem để nguội, bóc vỏ cho trẻ em ăn, khoảng 10-20 phút sau là trẻ có thể đi đại tiện được.
3.6.Chuối hột trị hắc lào
Chuẩn bị: sử dụng quả chuối còn ở trên cây
Đem cắt đôi quả sau đó lấy nhựa cây bôi lên vùng da bị hắc lào, sử dụng khoảng vài lần là hắc lào thuyên giảm và khỏi hẳn
3.7.Chuối hột trị bệnh thống phong
Chuẩn bị: củ ráy rừng khoảng 4gr, chuối hột rừng khoảng 3gr, tỳ giải khoảng 2gr, khổ qua 1gr
Đem sao vàng hạ thổ tất cả các loại trên, cứ đóng gói khoảng 10gr thành một gói nhỏ, mỗi ngày dùng 2-3 gói pha nước uống, sau một thời gian sẽ thấy bệnh thuyên giảm
3.8.Chuối hột giúp xổ giun
Chuẩn bị: cần vài quả chuối hột chín
Sử dụng khi bụng đang đói thì sẽ thấy giun chui ra ngoài rất nhanh
3.9.Chuối hột trị đau bụng kinh niên
Chuẩn bị: cam thảo 2gr, quế chi 4gr, vỏ chuối hột 40gr
Đem vỏ chuối hột phơi khô sao vàng, dùng tán bột với các vị thuốc còn lại. Chê một ong vào rồi vo thành viên, mỗi ngày dùng từ 2-3 lần uống với nước ấm.
3.10.Chuối hột giúp cầm máu chứa vết thương
Chuẩn bị: lõi thân cây chuối hột rừng
Đem đập dập và đắp vào vết thương sẽ thấy vết thương ngưng chảy máu và đồng thời giúp sát trùng luôn
3.11.Lưu ý khi sử dụng chuối hột
Không nên ăn chuối hột khi xanh, vì khi chuối hột xanh có chứa nhiều chất tannin có thể gây táo bón, ngộ độc

