Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt cay - ớt chỉ thiên - năng suất cao

Cây ớt có thể trồng các tháng trong năm nhưng trồng thích hợp vào tháng 9 đến tháng 12 Dương lịch. Đất trồng ớt cần được vệ sinh và xử lý trước khi xuống giống và không trồng liên tục nhiều vụ.

 Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ớt cay - ớt chỉ thiên - năng suất cao như sau:

* Chọn giống ớt:

- Hiện nay có rất nhiều giống ớt chỉ thiên, mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm riêng. Chọn giống ớt cần chú ý:

  • Chọn loại phù hợp với điều kiện khí hậu, mùa vụ, cây phát triển tốt, ít sâu bệnh.
  • Mua hạt giống ở nơi uy tín, nguồn gốc rõ ràng.
  • Kiểm tra kỹ gói hạt giống và ngày sản xuất để hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao nhất.

- Một số giống ớt hiện nay: Tùy theo nhu cầu của người trồng mà có thể chọn những giống ớt khác nhau.

  • FAM SEEDS: HẠT GIỐNG ỚT CHỈ THIÊN F1 FS 779. Cây sinh trưởng và phát triển khoẻ, phân tán mạnh, cho trái nhiều, kháng bệnh rất tốt. Trái dài 8-10cm, đường kính 0,8 – 1cm, trọng lượng trái 4.2 - 4.5g, da láng bóng, cứng trái, thịt dày, khi chín có màu đỏ, vị rất cay. Thời gian bắt đầu cho thu hoạch 60-70 ngày.
  • Phú Nông: Hạt giống ớt chỉ thiên PN 168. Có thể trồng quanh năm, sinh trưởng mạnh, kháng bệnh tốt, cây lớn, tán rộng. Trái dài 6 – 7cm, đường kính 0.8 – 1cm, da láng trái cứng, thịt dày, chín đỏ, rất cay. Thời gian thu hoạch: 70-75 ngày sau trồng.
  • VINASA: Hạt giống ớt chỉ thiên. Trái dài 5 – 6cm, đường kính 0,8 – 1cm, trọng lượng trái 4 – 4.2g. Thời gian bắt đầu cho thu hoạch 45-50 ngày.

* Thời vụ trồng ớt:

-Vụ Đông Xuân (vụ chính): Gieo tháng 10-11 (dương lịch), trồng tháng 11-12 (dương lịch), bắt đầu thu hoạch tháng 2-3 (dương lịch). Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

-Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5 (dương lịch) trồng tháng 5-6 (dương lịch) thu hoạch 8-9 (dương lịch). Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư.

- Vụ Mùa: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 (dương lịch) và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không ngập nước vào mùa mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài.

* Chuẩn bị đất, lên liếp và phủ bạc:

- Đất cần được vệ sinh và xử lý trước khi xuống giống.

- Cày cho đất tơi xốp và phơi nắng từ 7 – 14 ngày trước khi trồng.

- Không trồng liên tục nhiều vụ ớt trên cùng 1 chân đất và không được trồng ớt trên đất đã trồng các loại cây họ cà như cà chua, cà tím, thuốc lá,…

- Kỹ thuật lên liếp trồng và phủ bạc: 

  • Liếp rộng 1,0 – 1,2 m, cao 15 – 30 cm.
  • Phủ bạt: Plastic có màu ánh bạc ở mặt trên và màu đen ở mặt dưới (Mặt ánh bạc sẽ phản chiếu ánh nắng mặt trời và xua đuổi côn trùng, mặt tối bên dưới sẽ làm cho cỏ không mọc được). Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp hoặc dùng đất lấp mép.
  • Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất Azoxystrobin hoặc Hexaconazole đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ.

 * Gieo cây con:

- Đất để ươm cây giống là đất trộn phân, với tỷ lệ 1:1. Cây giống ươm trong các túi nhựa, hay trên các khay xốp 98 – 130 lỗ. 15 – 20 gr/1.000 m2.

- Trộn hạt giống với hoạt chất Azoxystrobin + Fosetyl-aluminium để phòng ngừa bệnh từ hạt, chết rạp cây con.

- Cây giống là cây ưa sáng, nhưng phải được che bằng giàn có khung đỡ, tránh ánh sáng trực sạ. Khung đỡ rộng từ 1 – 2 m và cao 40 – 50 cm, được phủ bằng rơm rạ hay vật liệu tương tự. Các mặt xung quanh để ngỏ tạo sự thông thoáng cho luống gieo.

- Cây giống cần được tưới nước hằng ngày hoặc khi cần thiết. Khi cây giống được 25 – 30 ngày tuổi có thể đem ra ruộng trồng.

* Kỹ thuật trồng:

- Mật độ trồng: Tùy theo vùng đất chọn mật độ thích hợp.

  • Trong mùa khô: khoảng 2.000-2.200 cây/1.000 m2.
    • Trồng hàng đơn: khoảng cách hàng x hàng 1,0 – 1,2 m, cây x cây 40- 50 cm. 
    • Trồng hàng đôi: khoảng cách hàng x hàng 1,5 – 1,7 m, cây x cây40-50 cm.
  • Trong mùa mưa: khoảng 1.800-2.000 cây/1.000 m2.
    • Nên làm mương sâu quanh ruộng, lên liếp cao để thoát nước dễ dàng sau mỗi cơn mưa.

 * Kỹ thuật chăm sóc:

 - Tưới nước: 

  • Tưới nước ngay sau khi trồng và sau khi bón phân.

  • Tưới định kỳ, không để thiếu nước trong giai đoạn cây ra hoa và cho trái, nếu thiếu nước năng suất và chất lượng trái ớt không đạt tiêu chuẩn.

  • Tưới vừa đủ nước để giữ độ ẩm của đất, nên tưới phun tiết kiệm nước và hạn chế côn trùng chích hút.

-  Chăm sóc: 

  • Tỉa bỏ toàn bộ chồi ở nách lá bên dưới điểm phân cành đầu tiên khi chồi còn nhỏ tạo thông thoáng và tập trung dinh dưỡng ở tầng trên.

  • Tỉa bỏ cây bị bệnh và đốt. Nên tỉa vào lúc trời nắng ráo.

  • Nếu ớt ra hoa, kết trái gần gốc, hái bỏ hết trái non, chỉ để trái từ tầng lá thứ tư trở lên khi tán đã xòe rộng.

  • Đối với các giống ớt cây mang nhiều trái nặng cần cắm mỗi cây 1 cây le cao 60 – 70cm hoặc chăng dây giữ cho cây không đổ ngã.

  • Sử dụng và bảo quản nông cụ, bình phun hoá chất phải được vệ sinh trước khi cất giữ.

- Bón phân:

  • Công thức bón phân trung bình cho 1 ha:

  • Phân hữu cơ, vôi: 10-20 tấn phân HC, 01 tấn vôi bột.

  • Phân bón đa lượng: 200N - 150P2O- 180K2O tương ứng: 200kg Urê + 200kg Super lân + 200 kg Kali Clorua + 700 kg NPK 16-16-8.

  • Phân bón trung lượng: 120kg Ca(NO3)2.

  • Cách bón: Gồm bón lót và 4 lần bón.

    • Bón lót: 100% lượng phân hữu cơ và vôi bột + 100% lượng phân lân +

20 kg Kali Clorua + 150 kg NPK+ 20 kg Ca(NO3)2.

    • Lần 1: 20-25 NST:    20 kg Urê + 40 kg Kali Clorua + 100 kg NPK + 20 kg Ca(NO3)2.
    • Lần 2: 55-60 NST:    60 kg Urê + 50 kg Kali Clorua + 150 kg NPK + 20 kg Ca(NO3)2.
    • Lần 3: 80-85 NST:    60 kg Urê + 50 kg Kali Clorua + 150 kg NPK + 30 kg Ca(NO3)2.
    • Lần 4: 100-110 NST: 40 kg Urê + 40 kg Kali Clorua + 150 kg NPK + 30 kg Ca(NO3)2.

(NST: Ngày sau trồng).

Chú ý: Bón phân theo sự phát triển của bộ rễ cây. Mỗi lần bón đục lỗ nhỏ hoặc rạch hàng để bón vào và phủ lớp đất mỏng hoặc phân hữu cơ để giảm thất thoát phân do bay hơi.

 * Thu hoạch:

Thu hoạch ớt chỉ thiên khi trái bắt đầu chuyển màu – trước khi chín. Thu trái già chuyển màu có vết đỏ (bắt đầu chín) làm cho kích thích ra hoa nhiều tạo năng suất cao hơn cho đợt sau. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35- 40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.

- Giai đoạn thu hoạch thích hợp:

  • Thu hoạch đúng lứa để đảm bảo chất lượng ớt đúng phẩm cấp phải đảm bảo đúng thời gian cách ly thuốc BVTV và phân hóa học.
  • Phải thu hoạch đúng giai đoạn chín sinh lý để đảm bảo chất lượng ớt đúng phẩm cấp. Người nông dân phải thực hiện đúng thời gian thu hoạch để đảm bảo phẩm chất của trái ớt.
  • Ớt chuyển màu đỏ ở đỉnh (dùng ăn tươi) và đỏ đều trên quả (dùng để chế biến), trái cỡ 3 – 7 cm tùy giống để bảo quản đông lạnh và thu hoạch vào buổi sáng.

- Phương pháp thu hoạch:

  • Trang bị đồ bảo hộ lao động, găng tay cao su.
  • Sử dụng dao nhọn cắt trái có cuống không quá 1 cm, và giữ trong giỏ/thùng sạch.
  • Giỏ/thùng chứa không quá 3 kg trọng lượng trái ớt.

- Tiêu chuẩn chất lượng trái:

  • Trái non, tươi, màu vàng đến đỏ, trái còn cứng không mềm và xốp, dài 3 – 7 cm cho dùng tươi và trữ lạnh.
  • Không có bệnh, côn trùng và những chất không tốt trên bề mặt trái.
  • Cần phải phân loại các loại trái, loại những trái xấu hoặc quá chín để đảm bảo chất lượng đúng phẩm cấp. Phải đảm bảo các chỉ tiêu về thương phẩm như mẫu mã bao bì, đảm bảo phẩm chất của rau thu hoạch và sau đóng gói.

* Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại:

1. Bệnh chết cây con:

* Nguyên nhân: Nấm Rhizoctonia solani, Pythium spp., Fusarium spp...

* Triệu chứng: Phần thân ngang mặt đất bị thối khô có màu nâu sẫm đến đen. Cây bị nhiễm bệnh lá rũ có thể bị gãy, cây chậm phát triển và thường bị chết.

* Giai đoạn nhiễm bệnh: Xảy ra trong giai đoạn cây con, thường xảy ra trong khu đất cũ đã phát bệnh và ẩm độ cao.

* Phòng trị:

- Nhổ bỏ những cây bị bệnh.

- Đốt để tiêu diệt nguồn nấm bệnh.

- Vườn ươm thoát nước tốt không có bóng râm. Đất vườn ươm phải xử lý trước khi gieo như đốt rơm rạ hoặc phủ nilon phơi nắng vài tuần, hoặc xử lý vôi.

- Sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục, không bón nhiều đạm.

- Luân canh cây trồng với cây khác họ để tiêu diệt nguồn bệnh, có hiệu quả khi luân canh với cây lúa nước.

- Khi bệnh xuất hiện có thể sử dụng các loại thuốc BVTV có hoạt chất như: Validamycin, Azoxystrobin + Chlorothalonil,…Sử dụng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên sản phẩm.

2. Bệnh thán thư:

* Nguyên nhân: Nấm Colletotrichum gloeosporioides

* Triệu chứng: Ảnh hưởng trên trái, khi bị nhiễm bệnh, xuất hiện những vết lõm xuống, hình vòng tròn, hơi ướt. Vết bệnh có màu nâu nhạt đến đậm. Ngoài ra, bệnh còn tấn công trên cây con gây chết rạp và trên lá ớt gây hiện tượng đốm.

* Giai đoạn nhiễm bệnh: Thường gây hại từ khi trái già đến chín, tuy nhiên điều kiện thuận lợi bệnh sẽ phát sinh sớm gây hại trên trái non. Trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều, ẩm độ cao, mưa nắng bất thường bệnh sẽ phát triển mạnh.

* Phòng trị:

- Thu gom và đốt bỏ những trái non nhiễm bệnh. Tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.

- Sử dụng giống khoẻ sạch bệnh. Không